ĐỒNG HỒ SHORE – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CAO SU, NHỰA DẺO
Đồng hồ đo độ cứng shore – Phương pháp xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo (phương pháp ấn lõm) theo TCVN 1595-1 : 2007 và ISO 7619-1 : 2004
Nguồn: https://vanbanphapluat.co
Nguyên tắc và lựa chọn loại thiết bị đo độ cứng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ cứng ấn lõm (độ cứng Shore) của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo sử dụng thiết bị đo độ cứng với các thang chia sau đây:
- Thang A đối với cao su trong dải độ cứng bình thường;
- Thang D đối với cao su trong dải độ cứng cao;
- Thang AO đối với cao su trong dải độ cứng thấp và cao su xốp;
- Thang AM đối với mẫu thử cao su mỏng trong dải độ cứng bình thường.
Đo chiều sâu của mũi ấn khi ấn vào vật liệu trong điều kiện xác định.
Khi sử dụng thiết bị đo độ cứng, thang chia phải được chọn như sau.
- Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại D: thang A.
- Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang AO.
- Đối với các giá trị trên 90 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang D
- Đối với các mẫu thử mỏng (độ dày nhỏ hon 6 mm): thang AM.
Thiết bị, dụng cụ
Đồng hồ shore đo độ cứng trên nền nhựa, cao su (LD0551, LD0550); Tiêu chuẩn DIN 53505 ISO 868 ASTM D2240. Hãng: TQCsheen – Hà Lan
Mẫu thử
Chiều dày
- Đối với thiết bị đo độ cứng Shore A, D và AO, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 6 mm.
- Đối với thiết bị đo độ cứng Shore AM, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 1,5 mm.
Bề mặt
- Các kích thước khác của mẫu thử phải đủ để có thể đo cách cạnh bất kỳ ít nhất 12 mm đối với loại A và D, 15 mm đối với loại AO và 4,5 mm đối với loại AM.
- Bề mặt của mẫu thử phải phẳng và song song trên một diện tích vừa đủ để cho mặt ép tiếp xúc với mẫu thử trong phạm vi bán kính ít nhất 6 mm từ mũi ấn đối với loại A và D, 9 mm đối với loại AO và 2,5 mm đối với loại AM.
- Phép xác định độ cứng hợp thức bằng thiết bị đo độ cứng không thể thực hiện trên bề mặt cong, không bằng phẳng hoặc thô ráp. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị đo độ cứng trong một số ứng dụng đặc thù được thừa nhận, ví dụ ISO 7267-2 đối với phần xác định độ cứng của rulô bọc cao su. Trong các ứng dụng như vậy, các hạn chế của việc sử dụng thiết bị đo độ cứng phải được xác định rõ ràng.
Cách tiến hành
- Đặt mẫu thử trên bề mặt phẳng, cứng. Áp mặt ép lên mẫu thử hoặc ngược lại, đảm bảo rằng mũi ấn vuông góc với bề mặt cao su. tốc độ tối đa phải là 3,2 mm/s.
- Tạo ra một lực phù hợp giữa mặt ép và mẫu thử. Ghi nhận kết quả tại vị trí mặt ép tiếp xúc chắc chắn với mẫu thử. Thời gian thử chuẩn phải là 3 giây đối với cao su lưu hóa và 15 giây đối với cao su nhiệt dẻo.
- Làm 5 phép đo độ cứng ở các vị trí khác nhau trên mẫu thử cách nhau ít nhất 6 mm đối với loại A, D và AO; cách nhau 0,8 mm đối với loại AM, và xác định giá trị trung bình
Hiệu chuẩn và kiểm tra
Thiết bị phải được điều chỉnh và hiệu chuẩn thường kỳ bằng cách sử dụng thiết bị thích hợp để đo lực và kích thước.
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các phần sau:
Các chi tiết về mẫu
- Mô tả đầy đủ về mẫu và nguồn gốc mẫu;
- Các chi tiết về thành phần và điều kiện lưu hóa, nếu biết;
- Mô tả về mẫu thử, bao gồm chiều dày và trong trường hợp mẫu thử nhiều lớp nêu số lượng của lớp;
Các chi tiết thử nghiệm
- Nhiệt độ thử, độ ẩm tương đối khi độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm;
- Loại thiết bị sử dụng;
- Thời gian giữa sự chuẩn bị mẫu thử và phép đo độ cứng;
- Sai khác bất kỳ với qui trình tiêu chuẩn;
- Các chi tiết của qui trình không qui định trong tiêu chuẩn này, và việc xảy ra bất kỳ có ảnh hưởng đến kết quả;
- Kết quả thử nghiệm – các giá trị riêng lẻ của độ cứng ấn lõm và khoảng thời gian mà sau đó từng giá trị đọc được ghi, nếu sai khác 3 giây, thì cộng giá trị giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất ở thang chia phù hợp;
Ngày, tháng thử nghiệm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!!
Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM