Kiểm tra lực xé rách vải dệt theo tiêu chuẩn ISO 13937-2

KIỂM TRA LỰC XÉ RÁCH VẢI DỆT THEO TIÊU CHUẨN ISO 13937-2

Để kiểm tra lực xé rách vải dệt theo tiêu chuẩn ISO 13937-2 thì cần chuẩn bị máy kiểm tra lực  và mẫu phù hợp

Về thiết bị kiểm tra lực xé rách, tùy theo yêu cầu về độ chính xác sản phẩm mà khách hàng có thể lực chọn model máy phù hợp. Hãng Cometech – Đài Loan có 03 model kiểm tra lực kéo tưng ứng với độ chính xác bao gồm: QC-548D, QC-548M1F, QC-548M2F.

Thông số kỹ thuật của máy đo lực xé rách QC548:

Kiểm tra lực xé rách vải dệt
Kiểm tra lực xé rách vải dệt
  • Độ phân giải lực: 23 bit (Đối với model D, 32 bit đối với F)
  • Độ chính xác: 1/10.000 đối với D, 1/50.000 đối với 1F và 1/100.000 đối với 2F
  • Phân giải hành trình: 0.0125mm đối với D, 0.001 đối với 1F và 0.0001
  • Tốc độ kiểm tra: 8-550mm/min đôi với D; 0.2 ~ 2000mm/min (đối với 1F). Đối với 2F: 0.5-3000mm/min (tốc độ cao) và 0.00005-9mm/min (đối với tốc độ thấp)
  • Cổng kết nối máy tính TCP/IP.
  • Tốc độ ghi dữ liệu: Max 1200Hz
  • Kiểu motor điều khiển: DC motor/ Servo motor
  • Chế độ bảo vệ: nút dừng khẩn cấp, giới hạn trên, giới hạn dưới

Chuẩn bị mẫu cho kiểm tra lực xé rách (kiểm tra chủ yếu vải dệt)

Các quy trình trong tiêu chuẩn thử nghiệm xác định độ bền xé của vải dệt, từ đó đánh giá độ bền của sản phẩm.

Chuẩn bị mẫu cho kiểm tra lực xé rách
Chuẩn bị mẫu cho kiểm tra lực xé rách
  • Cắt mẫu hình chữ nhật có kích thước 200x50mm. Sau đó chia mẫu cần kiểm tra lực xé ráchvà cắt như hình.
  • Kẹp mẫu vào máy và sử dụng tốc độ kéo 100 mm/phút để tiến hành thử nghiệm. Lưu ý: đơn vị của lực là newton(N) theo tiêu chuẩn kiểm tra.
  • Khi thử nghiệm kiểm tra lực xé rách kết thúc, ghi lại mức tối đa. tải trọng xé rách và giá trị trung bình của tải trọng đỉnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Lực nén lò xo và cách kiểm tra

LỰC NÉN LÒ XO VÀ CÁCH KIỂM TRA

Lực nén lò xo
Lực nén lò xo

Lực nén lò xo

  • Việc đo lường và xác định hiệu suất hoạt động nhằm xác định các đặc tính cơ học của lò xo là một thao tác phức tạp và khó khăn. Một đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của lò xo là hằng số lò xo, tức là khả năng nén hoặc giãn của lò xo khi có lực tác dụng.
  • Các chỉ số khác của thử nghiệm lò xo bao gồm độ mỏi của lò xo, nghĩa là khả năng của lò xo chịu được lực do tải trọng theo chu kỳ. Kiểm tra độ mỏi của lò xo thường được sử dụng để xác định độ bền và chất lượng của lò xo, các kiểm tra thông thường là kiểm tra độ mỏi kéo nén, kiểm tra độ mỏi xoắn, v.v.

Cách xác định lực nén lò xo

Định luật Hooke được sử dụng để đo độ đàn hồi của lò xo theo phương trình sau:

F=-kx.

Trong đó F là lực tác dụng, x là độ dịch chuyển của lò xo và k là hằng số lò xo.

Ví dụ: khi đặt tải trọng 500g lên một lò xo và lò xo bị nén 5 mm,

F(g/mm) = -kx(mm)

K = F/x F = 500/5 = 100(g/mm)

Để kiểm tra độ nén của lò xo cần:

  1. Máy kiểm tra lực nén
  2. Bộ ngành kẹp kiểm tra lực nén lò xo
  3. Sau khi chuẩn bị mẫu, đặt mẫu lên tấm dưới của ngàm kẹp để bắt đầu thử nghiệm
  4. Ghi lại kết quả kiểm tra bằng hằng số lò xo

Máy đo lực kéo đứt QC-528M1F, (Tensile testing machine), Đài Loan

Ngoài ra, máy đo lực nén lò xo còn có thể kiểm tra được:

  • Kiểm tra lực kéo đứt ( kiểm tra độ giãn dài) của các sản phẩm như: màng nhựa, tấm, cao su, giấy, cacbon, dây đai vật liệu composite, lớp phủ, lốp xe, v.v.
  • Lực bám dính băng keo, độ bám dính của lớp seal các sản phẩm bao bì màng, của các sản phẩm như: màng nhựa, tấm, cao su, giấy, cacbon, dây đai vật liệu composite, lớp phủ, lốp xe, v.v.
  • Lực xuyên thủng màng bao bì , lực xé rách …
  • Theo các tiêu chuẩn: ISO 7500-1, ASTM E4 , ASTM D-76, DIN5122 , JIS B7721/B7733 , EN 1002-2, BS1610,GB T228

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Trân trọng cám ơn

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

 

Lực kéo đứt dây đồng – ASTM B33

LỰC KÉO ĐỨT DÂY ĐỒNG – ASTM B33

Kiểm tra lực kéo đứt dây đồng
Kiểm tra lực kéo đứt dây đồng

Ứng dụng của việc kiểm tra lực kéo đứt dây đồng

  • Dây đồng có nhiều ưu điểm như: độ bền lực kéo đứt cao, độ đồng nhất, độ dẫn điện và tính ổn định về chất lượng được nhất quán. Nó cũng hoạt động tốt trong môi trường lạnh, khả năng hàng tốt, tính chống ăn mòn, và ăn mòn áp suất thấp. Dây đồng thân thiện với môi trường, độ ổn định tốt, nhưng gia công không dễ dàng.
  • Kiểm tra lực kéo đứt dây đồng là phương pháp phổ biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lực kéo đứt như: Tốc độ kéo, quá trình chuẩn bị mẫu, độ chính xác thiết bị, cách hiệu chuẩn máy, nhiệt độ môi trường khi kiểm tra mẫu, và độ chính xác khi thao tác trong quá trình sử dụng.

Máy kiểm tra lực kéo đứt dây đồng

  • Máy đo lực kéo đứt Cometech có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Nguồn điện 100 ~ 240V, có thể giảm giới hạn của môi trường sử dụng trong phòng thí nghiệm. 
  • Máy được trang bị động cơ bước để thực hiện kiểm soát và độ chính xác cao về tốc độ. Loadcell có chức năng bộ nhớ. Người dùng không cần phải thực hiện bất kỳ cài đặt bổ sung nào khi thay thế loadcell.
  • Bộ điều khiển bộ giúp điều chỉnh dịch chuyển nhỏ và hiệu chỉnh lực.
  • Thiết bị này sử dụng phần mềm kiểm tra đặc biệt M1F được sử dụng Windows 7 / 8 / 10. 
  • Phần mềm với nhiều ngôn ngữ rất dễ vận hành.Nó cũng có tất cả các loại đơn vị số liệu, đồ thị thời gian thực và cũng cung cấp dữ liệu kiểm tra phân tích hoàn chỉnh có thể thực hiện nhiều phân tích hoặc lưu trữ tài liệu sau khi kiểm tra xong.

Máy đo lực kéo đứt QC-528M1F, (Tensile testing machine), Đài Loan

Ngoài ra, máy đo lực kéo đứt có thể kiểm tra được:

  • Kiểm tra lực kéo đứt ( kiểm tra độ giãn dài) của các sản phẩm như: màng nhựa, tấm, cao su, giấy, cacbon, dây đai vật liệu composite, lớp phủ, lốp xe, v.v.
  • Lực bám dính băng keo, độ bám dính của lớp seal các sản phẩm bao bì màng, của các sản phẩm như: màng nhựa, tấm, cao su, giấy, cacbon, dây đai vật liệu composite, lớp phủ, lốp xe, v.v.
  • Lực xuyên thủng màng bao bì 
  • Theo các tiêu chuẩn: ISO 7500-1, ASTM E4 , ASTM D-76, DIN5122 , JIS B7721/B7733 , EN 1002-2, BS1610,GB T228

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

 

 

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chai nhựa

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHAI NHỰA

Hiện nay, với sự tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ, chai nhựa được sử dụng khá nhiều trong việc chứa thành phẩm của thức uống, thực phẩm, dược phẩm…

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chai nhựa
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chai nhựa

Tuy nhiên, ngoài việc đánh giá chất lượng của nhựa tạo nên chai nhựa, qui trình gia công tạo hình của nắp, chai nhựa thì tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chai nhựa còn bao gồm các tiêu chuẩn như: khả năng nén chai nhựa (Top Load Test);  khả năng kéo (Bottle Cap Pull-out Test), lực vặn nắp chai (Bottle Cap Torque Test) .. cũng là yếu tố quan trọng bởi chúng góp phần trong việc bảo quản, lưu trữ sản phẩm bên trong trước khi được sử dụng.

Máy kiểm tra Cometech cung cấp các dòng máy kiểm tra, đánh giá chất lượng chai nhựa; Và có thể đưa ra các giải pháp thử nghiệm thực tế nhất và đạt được cấp độ cao hơn trong việc lập kế hoạch sản phẩm.

1. Kiểm tra khả năng nén chai nhựa (Top Load Test)

Đo lực nén chai nhựa (Top load testing) là chỉ tiêu quan trong để xác định khả năng chịu lực của của chai nhựa.

Và chỉ tiêu này được xác định bằng cách đo khả năng chống lại sự biến dạng của sản phẩm. cho phép người sử dụng đánh giá chất lượng chai nhựa và sản phẩm liên quan đến quá trình lưu trữ và bảo quản. (Xem thêm thông số kỹ thuật máy)

Lực nén chai nhựa

2. Máy đo lực kéo nắp chai (Bottle Cap Pull-out Test)

Lực kéo nắp chai nhựa đại diện cho độ cứng của nắp. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng cần được quan tâm cho quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản

Máy đo lực kéo nắp chai

3. Kiểm tra lực vặn mở nắp chai (Bottle Cap Torque Test)

Hãng Cometech, thiết kế thiết bị kiểm tra lực vặn nắp chai cho việc xác định khả năng mở nắp chai cho các sản phẩm ngành bao bì nhựa như chai nhựa, can nhựa hoặc các sản phẩm chai đựng mẫu khác. 

Qua đó, nhà sản xuất có thể nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạn chế được những lỗi phát sinh trong sản xuất. Tiết kiệm chi phí qua giảm tải sản phẩm lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm.

(Xem thêm thông số kỹ thuật máy)

Kiểm tra lực vặn mở nắp chai

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các loại dụng cụ, thiết phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin chân thành cám ơn.

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
chauthidiemtuyet@gmail.com

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Độ bục và độ nén cạnh giấy carton khác nhau như thế nào

ĐỘ BỤC VÀ ĐỘ NÉN CẠNH GIẤY CARTON KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO

Độ bục và độ nén cạnh carton là gì? Cách kiểm tra đo lường?

  • Trong quá trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản, thùng; hộp carton phải chịu các loại lực khác nhau dẫn đến khả năng gây hư hỏng cho các sản phẩm bên trong.
  • Thông qua phương pháp kiểm tra chất lượng bao bì như; kiểm tra độ nén cạnh ( ETC) và độ bục (Mullen Burst Test;) để biết được khả năng chịu lực của lớp sóng nhằm thiết kế bao bì bảo vệ sản phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn.
  • Độ bục và độ nén cạnh là hai trong số các phương pháp thử nghiệm phổ biến nhất để đo độ bền của bìa carton (nguyên liệu để làm thùng carton) mà các công ty sản xuất bao bì thường sử dụng.
  • Tuy nhiên, chúng đo các thông số khác nhau và có các yêu cầu khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sự khác nhau giữa; độ nén cạnh và độ bục của carton để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo mục đích sử dụng.
Độ bục và độ nén cạnh khác nhau như thế nào
Độ bục và độ nén cạnh giấy carton

Độ nén cạnh ECT carton là gì? Cách kiểm tra độ nén cạnh

Độ nén cạnh ECT (Edge Crush Test): thử nghiệm giả lập như tình huống các thùng carton được xếp chồng lên nhau trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển để kiểm tra xem áp lực chịu đựng của cạnh thùng.

Từ đó kiểm tra được thùng carton có đủ chắc chắn để giữ trọng lượng của sản phẩm bên trong; cũng như có các cạnh đủ chắc chắn để giữ toàn bộ trọng lượng của các thùng khác ở trên; mà không bị bẹp hoặc bung ra hay không. Nhờ đó công ty có được thông tin về lực tối đa vật liệu có thể chịu được.

Để thực hiện thử nghiệm này; cường độ nén của cạnh thùng được đo bằng cách nén mẫu bìa carton với kích thước nhất định giữa hai thành cứng; và theo phương vuông góc với phương của các tấm carton.

Tham khảo thêm: máy đo độ nén cạnh carton

Máy đo độ nén cạnh thùng carton
Máy đo độ nén cạnh thùng carton

Độ bục carton là gì? Cách kiểm tra độ bục giấy carton

Độ bục carton  (Burst Strength Test): đánh giá khả năng bảo vệ của tấm bìa carton; đặc biệt để ngăn ngừa các trường hợp va chạm mạnh trong quá trình vận chuyển. Do đó lực cần thiết để làm thủng; hoặc phá vỡ mặt của tấm bìa carton được đo trong trường hợp này.

Tham khảo: máy đo độ bục giấy carton

Máy đo độ bục giấy carton
Máy đo độ bục giấy carton

Tóm lại:

Tùy vào mục đích sử dụng thùng carton; để có thể lựa chọn phương pháp kiểm tra giấy phù hợp với nhu cầu. Độ nén cạnh được sử dụng cho trường hợp vận chuyển; lưu trữ mà thùng carton được xếp chồng lên nhau. Trong khi đó, độ bục được sử dụng cho trường hợp có 1 ngoại lực bất ngờ tác động để thùng chứa.

Và với công nghệ hiện tại, Nhà sản xuất đã sản xuất ra các thiết bị kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu: độ bục và độ nén cạnh… Kết quả được lưu trữ máy tính rất tiện dụng, phù hợp với nhu cầu kiểm tra nhanh và đạt kết quả chính xác.

Ngoài chỉ tiêu độ bục và độ nén cạnh, để kiểm tra chất lượng giấy còn có độ cứng, độ nén thùng, độ dày, độ chống thấm nước … tham khảo thêm

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

 

Xác định độ bục bao bì (giấy, vải, carton)

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỤC BAO BÌ

(GIẤY, CARTON VÀ VẢI) THEO TIÊU CHUẨN ASTM D3786

1. Khái niệm về độ chịu bục (bursting strength)

Độ chịu bục hay còn gọi là độ nổ của bao bì giấy, carton là sức ép tối đa mà loại giấy hoặc carton có thể chịu được khi chịu lực tác động theo phương thẳng vuông góc với mặt phẳng ngang của tờ giấy. Theo đó, mỗi định lượng giấy carton khác nhau sẽ cho kết quả về mức độ chịu bục khác nhau.

1.1 Chỉ số độ chịu bục (burst index)

Độ chịu bục của giấy cho định lượng của nó được xác định theo ISO 536, tính bằng kilopascal.

1.2 Xác định độ bục bao bì: giấy, carton và vải

Độ bục bao bì là độ bền nổ của bao bì, thì có nhiều phương pháp kiểm tra tương ứng với những Tiêu chuẩn độ bục của giấy, vải, hoặc carton. Trong đó có thể kể đến:

– Phương pháp sử dụng màng ngăn và khí nén (Diaphragm Method, ASTM D3786, còn gọi là phương pháp Mullen Burst Tester ). Phương pháp này được thực hiện dựa vào sự hoạt động của bộ khí nén lên màng ngăn phí trên nhằm phá vỡ mẫu.

– Phương pháp xác định độ bục theo tiêu chuẩn ASTM D 6797 (Ball Burst Test): phương pháp này được thực hiên tương tự như phương pháp kiểm tra lực đâm thủng bao bì, chỉ thay phần đầu kiểm tra bằng viên bi thép.

Tiêu chuẩn xác định độ bục bao bì

Tiêu chuẩn xác định độ bục bao bì

2. Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bục bao bì

Trong phạm vi bài viết này, để xác định độ bục bao bì, chúng tôi chỉ thể hiện phương pháp sử dụng màng ngăn và khí nén.

2.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho thí nghiệm test độ cường độ nổ bao bì

Sử dụng thiết bị kiểm tra độ bục của Hãng Cometech – Đài Loan. Tùy theo tính chất từng mẫu mà người sử dụng có thể chọn thiết bị có thang đo phù hợp để xác định độ bục của sản phẩm

Máy đo độ chịu bục bao bì giấy, carton, vải

Thông số kỹ thuật của các model máy đo độ bục tương ứng với từng sản phẩm của carton, giấy và vải

Model QC-116 (Cho carton) QC-116A (giấy kraff) Dùng cho vải
Tốc độ điều áp 170 ± 15 ml/phút 95 ± 5 ml/phút 98 ± 4 ml/phút
Chỉ thị áp suất Màn hình cảm ứng D1
Công suất(kgf/cm²) 75 kgf/cm²
Đường kính kẹp

Mặt trên

Mặt dưới

 

31.5 ± 0.05mm

31.5 ± 0.05mm

 

30.5 ± 0.05mm

33.1 ± 0.05mm

 

30.5 ± 0.05mm

30.5 ± 0.05mm

Vị trí hộp số Tạo áp, Giữ, Quay về
Kích thước 53  ×  33 × 58 cm
Khối lượng 60 kg
Nguồn điện 1pha 110~240VAC,5A

2.2 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Mẫu được lấy trong thí nghiệm Bursting strength Test phải đảm bảo được tính đại diện cho toàn sản phẩm, không lấy phần mẫu có hình bóng nước, nhăn hoặc các khuyết tật khác nhìn thấy được.

Số lượng mẫu thử phụ thuộc vào các kết quả thử riêng rẽ được qui định cho các phép thử độ chịu bục của từng mặt khi tiếp xúc với màng ngăn.

2.3 Cách tiến hành xác định độ bục bao bì

Cách sử dụng máy đo độ bục QC-116

  • Chuẩn bị máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy đo có các khoảng áp lực đo để lựa chọn, thì phải lựa chọn khoảng áp lực phù hợp nhất bằng cách tiến hành đo trước một số mẫu thử tại khoảng áp lực cao nhất.
  • Điều chỉnh hệ thống kẹp sao cho có được áp lực kẹp đủ lớn nhưng không quá lớn để không làm trượt mẫu trong khi thử.
  • Nâng đĩa kẹp trên lên, đặt mẫu thử vào vị trí thử, kẹp chặt diện tích mẫu thử, sau đó tác dụng toàn bộ lực kẹp lên mẫu thử.
  • Để bộ phận đo áp lực ở vị trí 0 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng áp suất thủy lực lên mẫu cho tới khi mẫu thử bị bục. Kéo lại pittông cho đến khi màng ngăn thấp hơn mức đĩa kẹp. Ghi lại áp lực khi mẫu bị bục, chính xác đến 1 kilôpaskal. Tháo kẹp ra và chuẩn bị để thử tiếp. Bỏ các kết quả đo khi mẫu bị trượt trong khi thử (nhận biết được bằng các dấu hiệu có sự dịch chuyển của mẫu bên ngoài kẹp hoặc bằng các đường nhăn hình thành ở diện tích mẫu thử nằm trong đĩa kẹp), các mẫu thử bị hỏng do lực kẹp quá lớn hoặc các đĩa kẹp bị quay trong khi thử. Các kết quả không được chấp nhận khi mẫu bị hỏng (ví dụ như đứt ở vùng chu vi mẫu thử), mẫu thử bị phá hủy do lực kẹp cao quá hoặc kẹp bị quay trong khi kẹp.

2.4 Biểu thị kết quả và báo cáo thử nghiệm

Kết quả thí nghiệm xác định độ bục bao bì: thiết bị sẽ tự động tính toán kết quả độ bục của sản phẩm và hiển thị trên màn hình của thiết bị. Và dữ liệu thí nghiệm có thể được xuất thành file excel và sao chép dễ dàng. Người dùng không cần sử dụng các công thức tính độ bục của bao bì sản phẩm để tính toán lại kết quả.

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:

  • Viện dẫn tiêu chuẩn này;
  • Thời gian và địa điểm thử;
  • Các thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu thử;
  • Đặc điểm và loại máy đo sử dụng;
  • Điều kiện môi trường chuẩn để thử;
Kết quả xác định độ bục bao bì
Kết quả xác định độ bục bao bì

Tham khảo thêm:

Cấu hình và tính năng máy đo độ bục Đài Loan

Thông số kỹ thuật máy kiểm tra độ chịu bục Trung Quốc

Và một số thiết bị kiểm tra khác tại trang: https://thinghiembaobi.com/

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Ms. Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Thiết bị màng bao bì nhựa cơ bản trong thí nghiệm

THIẾT BỊ MÀNG BAO BÌ NHỰA CƠ BẢN CHO THÍ NGHIỆM

(Plastic flexible packaging testing instruments)

Tham khảo: Food chemistry – Nguyễn Công Hoan

Thiết bị màng bao bì nhựa
Thiết bị màng bao bì nhựa

Bao bì sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩm đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường. Vì vậy việc kiểm tra chất lượng bao bì đóng vai trò quan trọng. Ngày nay, chất lượng bao bì được kiểm tra một cách dễ dàng thông qua thiết bị màng bao bì nhựa trong phòng thí nghiệm.

Các yêu cầu chung đối với màng bao bì – Và các thiết bị màng bao bì cần thiết

Thiết bị màng bao bì nhựa sẽ đảm bảo chất lượng bao bì. Đó là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả phòng thí nghiệm. Một số yêu cầu chung về bao bì sản phẩm và các thiết bị màng bao bì nhựa được liệt kê như sau: 

Lực bền kéo căng:

  • Là lực để bẻ gãy vật liệu trên một đơn vị diện tích.
  • Màng PP định hướng hoặc polyeste có giá trị lực bền kéo cao (≥ 400kp/cm2), cello-phane có thể đạt tới 600kp/cm2 nhưng LDPE thì chỉ từ 100 – 200. Xem thêm: máy đo lực kéo đứt

Độ đàn hồi:

Là yếu tố quan trọng liên quan đến bao bì nhựa dẻo. Nó diễn tả khả năng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu của vật liệu sau khi bị biến dạng.

Lực bền xé rách:

Thiết bị màng bao bì
Thiết bị màng bao bì – Lực xé rách
  • Rất quan trọng. và có ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng cuối cùng của một số mẫu vật liệu làm bao bì. 
  • Đối với 1 vài loại bao bì, tính chịu xé thấp trở nên có lợi. (ví dụ như túi khoai tây chiên). PE có lực bền xé cao trong khi màng Cellophane và màng polyeste có giá trị này thấp. Xem thêm: máy đo lực xe rách bao bì

Trở lực va đập:

  • Là tính chất có lợi đặc biệt khi đóng gói sản phẩm nặng trong màng plastic; hoặc trong những vật chứa lớn mà chúng phải chịu va đập trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Phương pháp kiểm tra tính chất này để rơi một khối lượng lên vật liệu; và đo lực tương đối cần để lọt vào hoặc bẻ gãy vật liệu. Xem thêm: thiết bị kiểm tra độ bền va đập, máy đo độ đâm thủng màng nhựa

Độ cứng:

  • Trong một vài thiết bị đóng gói dùng màng nhựa, tính chất này có thể là quan trọng. Nhưng nó cũng quan trọng đối với chai; và các vật chứa khác mà ở đó bao bì rắn đòi hỏi giá trị bề dày thành tối thiểu và lực bền tối đa.
  • Giá trị độ cứng cũng có thể đo được bằng cách đo; và tính độ sai lệch vật liệu khi bị kéo căng.

Độ chịu nhiệt:

Bao gồm một số tính chất sau

  • Chỉ số chảy: là tốc độ chảy của nhựa nhiệt dẻo ở nhiệt độ cho sẵn dưới áp suất đặc biệt và qua khe có kích thước đặc biệt trong khoảng thời gian cho sẵn. Chỉ số chảy biểu diễn lượng nhựa chảy qua màng tính bằng gam trong 10 phút. Xem thêm: máy đo chỉ số nóng chảy nhựa
  • Lực bền hàn nhiệt: biểu diễn lực cần để tách 2 bề mặt đã hàn bằng nhiệt ra khỏi nhau theo hướng vuông góc. PE có lưu hàn nhiệt rất cao và Cellophane thì cho giá trị thấp hơn nhiều.

Đôi khi mối liên kết hàn nhiệt mạnh thì không cần thiết chẳng hạn như túi đựng kẹo và khoai tây chiên. Xem thêm: máy đo độ bền hàn nhiệt

Tính chịu được độ ẩm:

  • Là yếu tố rất quan trọng khi cần xác định tính thích hợp của màng nhựa khi đóng gói nhiều loại sản phẩm.
  • Một vài sản phẩm cần được bảo vệ không khí ẩm từ phía ngoài; 1 vài sản phẩm khác thì đòi hỏi phía bên trong không được phép bốc hơi xuyên qua bao bì.  Xem thêm: máy đo độ thẩm thấu hơi nước

Độ ổn định về kích thước:

  • Trong một vài trường hợp có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi độ ẩm tương đối bao quanh bao bì.
  • Một vài loại vật liệu thì dãn ra, một vài loại khác thì co lại; trong khi có 1 vài loại không bị ảnh hưởng.

Tính thấm dầu và mỡ:

Rất quan trọng khi sản phẩm cần đóng gói chứa chất béo. Bề mặt bao bì có thể bị làm hỏng nếu như chất béo thấm qua màng bao bì ra ngoài.

Độ bóng và độ mờ:

  • Là những tính chất quan trọng đối với bao bì nhựa dẻo vì rất nhiều khách hàng đòi hỏi vật liệu trong suốt phải có bề mặt bóng và sáng.
  • Độ mờ xuất hiện dưới dạng màu đục sữa sẽ làm hạ thấp độ trong suốt của màng. Các giá trị so sánh là đo hệ số xuyên thấu và phản xạ đối với mẫu thử. Xem thêm: máy đo độ truyền suốt vật liệu

Khả năng bốc cháy:

Một vài loại màng dễ cháy như cellophan chẳng hạn, PE cháy chậm và cháy thành giọt. PVDC tự dập tắt nhưng PVC cứng rất khó cháy.

Thiết bị màng bao bì cho độ kín bao bì sau đóng gói:  

Ứng dụng nguyên lý rút chân không, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của mẫu phân tích được ngâm trong nước. Quan sát hiện tượng khí từ trong thoát ra ngoài rồi từ đó phân tích độ kín của bao bì. Xem thêm: máy đo độ kín bao bì

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Phương pháp đo độ bền nén vòng giấy và carton

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ BỀN NÉN VÒNG GIẤY VÀ CARTON

  • Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nén cạnh (độ bền nén vòng) của giấy và carton, đặc biệt đối với carton dùng trong sản xuất các loại bao bì vận chuyển.
  • Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại giấy và carton có độ dày nằm trong khoảng từ 100 µm đến 580 µm. Đối với các mẫu có độ dày nhỏ hơn 280 µm giá trị thử có thể là kết quả kết hợp của cả biến dạng oằn và nén đơn thuần.

Xác định độ bền nén giấy và carton – khái niệm

Độ bền nén (compressive strength)

Lực nén lớn nhất trên một đơn vị chiều dài mà mẫu thử giấy hoặc carton có thể chịu được cho đến khi bắt đầu bị nén xuống. Đơn vị: KN/m.

Độ bền nén vòng (ring crush resistance)

Lực nén lớn nhất trên một đơn vị chiều dài mà một mẫu thử hẹp khi bị uốn cong thành hình trụ (vòng tròn) có thể chịu được trên cạnh của mẫu mà không bị nén xuống dưới các điều kiện xác định. Đơn vị: KN/m.

Ch số độ bền nén vòng (ring-crush-resistance index)

Chỉ số độ bền nén vòng: Độ bền nén vòng chia cho định lượng. Đơn vị: KN/m.

Nguyên tắc của phương pháp đo độ bền nén vòng

Một dải hẹp mẫu thử giấy hoặc carton được uốn cong thành vòng tròn và chịu tác dụng của lực nén cạnh tăng dần cho đến khi mẫu thử bắt đầu bị xẹp xuống.

Thiết bị, dụng cụ đo độ bền nén vòng

Thiết bị thử độ bền nén Drk113 với thông số kỹ thuật như sau:

  • Thang kiểm tra : 5-5000 N
  • Độ phân giải : 0.1N
  • Độ chính xác: ± 1%
  • Tốc độ hành trình: 12.5 ± 2.5 mm/min
  • Hành trình kiểm tra từ khi bắt đầu đến kết thúc: 75 mm
  • Kích thước máy: 530x 350×580 mm
  • Nguồn điện sử dụng: 220v/50 Hz
  • Trọng lượng: 55 kg.

Dụng cụ cắt mu: gồm một khuôn cắt, có khả năng cắt chính xác mẫu thử theo các kích thước quy định với các mép cắt thẳng, song song, sắc và sạch.

Bộ vòng thử mẫu (dụng cụ đặt mẫu): thường là hình trụ có hốc hình trụ, kết hợp với một đĩa ở chính giữa có thể tháo ra được, tạo thành một đường rãnh hình khuyên.

Xác định độ bền nén giấy và carton (nén vòng, nén cạnh)
Xác định độ bền nén giấy và carton (nén vòng, nén cạnh)

Cách sử dụng thiết bị đo độ bền nén vòng giấy và carton

Lấy mẫu

  • Nếu phép thử dùng để đánh giá một lô hàng, mẫu được lấy theo TCVN 3649 (ISO 186).
  • Nếu phép thử được thực hiện đối với mẫu dạng khác thì phải bảo đảm mẫu thử được lấy đại diện cho mẫu thử nghiệm.

Chuẩn bị mẫu thử

Trước khi chuẩn bị mẫu thử cần chú ý:

  • Nếu có yêu cầu phải tính chỉ số độ bền nén vòng thì xác định định lượng của mẫu thử theo TCVN 1270 (ISO 536).
  • Xác định độ dày của mẫu thử theo TCVN 3652 (ISO 534).
  • Sử dụng găng tay trong suốt thời gian chuẩn bị mẫu và tiến hành thử nghiệm, vì các chất nhiễm bẩn từ tay, đặc biệt là độ ẩm, có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Tiến hành chuẩn bị mẫu

  • Sử dụng dụng cụ cắt mẫu để cắt cùng một thời điểm từ mẫu các mẫu thử. Mẫu thử không được nhăn, gấp nếp hoặc không được có các khuyết tật vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử. Bảo đảm các cạnh của mẫu thử thẳng và vết cắt sạch, không bị sờn xước và các cạnh phải song song nhau trong khoảng 0,015 mm trên suốt chiều dài của mẫu thử.
  • Nếu không có các quy định khác, cắt ít nhất 10 mẫu thử theo mỗi chiều. Các mẫu thử có chiều dài vuông góc với chiều dọc giấy sẽ được sử dụng cho phép thử độ bền nén theo chiều dọc. Các mẫu có chiều dài song song với chiều dọc giấy sẽ được sử dụng cho phép thử độ bền nén theo chiều ngang.
  • Đối với mẫu thử có thành phần xơ sợi ở hai mặt khác nhau; mặt ngoài được hướng vào phần sống của khuôn cắt. Dụng cụ cắt có xu hướng tạo nên các vết lồi nhỏ hoặc hơi quăn ở cạnh cắt, và nếu các vết này hướng theo tâm của vòng khuyên thì sẽ bị kênh lên ở tâm đĩa. và là nguyên nhân gây ra sai số của kết quả đo.
  • Nếu hai mặt không phân biệt được hoặc không thể xác định được mặt ngoài thì cắt cùng một số lượng mẫu thử, ít nhất là mười mẫu thử với cùng một mặt hướng vào phần sống của khuôn cắt.

Xác định độ bền nén vòng giấy

  • Đặt mẫu có đường kính phù hợp vào bộ vòng thử mẫu. 
  • Cẩn thận đưa mẫu thử vào đường rãnh tiếp tuyến và nhẹ nhàng lồng vào dụng cụ đặt mẫu cho đến khi hai đầu của mẫu thử chạm nhau. Đặt mẫu thử vào dụng cụ đặt mẫu sao cho thử nghiệm được một nửa số mẫu thử có mặt hướng vào trong và một nửa số mẫu thử có mặt hướng ra ngoài. Cẩn thận để đảm bảo rằng đĩa không bị đẩy lên và cạnh dưới của mẫu thử phải nằm ở bên dưới đĩa.

Bng 1 – Các đường kính đĩa phù hp

Độ dày của mẫu thử a

µm

Đường kính đĩa gợi ý a

(d ± 0,05) µm

100 đến 140 48,90
141 đến 170 48,80
171 đến 200 48,70
201 đến 230 48,60
231 đến 280 48,50
281 đến 320 48,40
321 đến 370 48,20
371 đến 420 48,00
421 đến 500 47,80
501 đến 580 47,60
a Các số liệu trên chỉ là các khoảng được gợi ý. Giá trị 175 % đề cập ở trên là hệ số kiểm soát. Trong một số trường hợp nếu đĩa có dung sai thấp hơn, giá trị 175 % có thể bị quá, thì khi đó có thể sử dụng chiều rộng đường rãnh nhỏ hơn tiếp theo.
  • Đưa dụng cụ đặt mẫu vào chính giữa tấm phẳng dưới của thiết bị thử nén (5.3), nếu cần thiết sử dụng các dụng cụ đánh dấu để đảm bảo dụng cụ đặt mẫu luôn để cùng một vị trí.
  • Để dụng cụ đặt mẫu sao cho hai đầu tiếp xúc của mẫu thử luôn luôn quay về phía bên trái hoặc bên phải trước khi thử nghiệm. Vận hành thiết bị thử nén cho đến khi mẫu thử bị xẹp xuống và ghi lại lực nén lớn nhất trước khi mẫu thử bị hỏng, chính xác đến niutơn.
Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bền nén giấy và carton
Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bền nén giấy và carton

CHÚ THÍCH

Phép thử độ bền nén vòng rất nhạy với độ ẩm của giấy và carton. Biết được độ ẩm của mẫu sẽ giúp giải thích được sự khác nhau đối với kết quả thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm.

Nguồn sai số chủ yếu là do làm hỏng mẫu thử khi lồng vào dụng cụ đặt mẫu. Khi có yêu cầu về độ chính xác tối đa của kết quả thì sử dụng dụng cụ lồng mẫu thử. Chi tiết về dụng cụ lồng mẫu thích hợp có thể tìm đọc trong tài liệu tham khảo [12] của thư mục tài liệu tham khảo.

Tính toán kết quả

Độ bền nén vòng

Đối với mỗi chiều yêu cầu (chiều dọc, chiều ngang), tính độ bền nén vòng trung bình, tính bằng kN/m theo công thức: σ = F/l

Trong đó: 

  • F là lực nén trung bình lớn nhất, tính bằng N
  • l là chiều dài của mẫu thử, tính bằng mm

Chỉ số độ bền nén vòng

Nếu có yêu cầu, tính chỉ số độ bền nén vòng, theo công thức: X =σ/g 

Trong đó

  • σ là độ bền nén vòng trung bình, tính bằng kN/m;
  • g là định lượng của mẫu thử đã điều hòa, tính bằng g/m2

Tuy nhiên, thiết bị Drk113 đã tính toán sẳn và được sẳn sàng in kết quả và máy in mini được tích hợp trong máy

Phương pháp đo độ bền nén vòng
Phương pháp đo độ bền nén vòng

Nguồn: https://vanbanphapluat.co/tcvn-6896-2015-giay-cac-tong-cac-dinh-do-ben-nen-phuong-phap-nen-vong

Ngoài ra máy kiểm tra độ nén giấy, carton DRK 113 đo được các chỉ tiêu sau:

  • Độ nén cạnh (Sức chống đè bẹp dọc gân sóng ECT)
  • Thử nghiệm ép dẹp phẳng (FCT)
  • Thử nghiệm dính ghim – Adhesive Strength Test (PAT)
  • Tube Compress Test (CMT)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các loại dụng cụ,thiết bị phù hợp với từng yêu cầu khác nhau của Quý khách hàng. Xin cám ơn

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Cách chọn máy đo chỉ số MFI phù hợp

CÁCH CHỌN MÁY ĐO CHỈ SỐ MFI PHÙ HỢP

Cách chọn máy đo chỉ số MFI
Cách chọn máy đo chỉ số MFI

Chỉ số MFI là gì?

  • Chỉ số MFI (melt flow index) hoặc chỉ số MFR (melt flow rate) là chỉ số nóng chảy của nhựa. Chỉ số này xác định đặc tính dòng chảy của nhựa trong điều kiện load cụ thể và nhiệt độ xác định.
  • Như một phần của quá trình kiểm tra nguyên liệu trong ngành công nghiệp nhựa, các nhà máy sản xuất sản phẩm cũng sử dụng máy đo chỉ số MFI để xác định nhựa tái chế có thể sử dụng được cho sản phẩm của họ; trong khi vẫn duy trì được các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng. 

MFI có liên quan gì đến đặc tính polymer

  • Chỉ số MFI là một đại lượng để đánh giá phân tử lượng trung bình khối và một đại lượng tỷ lệ nghịch với độ nhớt nóng chảy; hay nói cách khác, một chỉ số MFI cao, thì polymer chảy qua đầu khuôn càng nhiều.
  • Thông thường, Một polymer có chỉ số MFI cao được sử dụng trong kỹ thuật gia công nhựa như ép phun, thổi bao bì. Những polymer khác có MFI thấp hơn thì được sử dụng để ép phun áp lực cao hay ép đùn.

Khi lựa chọn máy đo chỉ số MFI khách hàng nên chú ý:

Tiêu chuẩn thí nghiệm

Hiện nay có 2 tiêu chuẩn quốc tế phổ biến để xác định chỉ số chảy: ASTM D1238 và ISO 1133

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác để kiểm tra chỉ số MFI như: 

  • ASTM D3364: Standard Test Method for Flow Rates for Poly(Vinyl Chloride) with Molecular Structural Implications 1; (Phương pháp thử  MFI (MI)  cho Poly (Vinyl Chloride) với hệ quả cấu trúc phân tử 1).
  • BS2782: Determination of melt flow rate of thermoplastics.
  • DIN53735: testing of plastics determination of the melt flow index of thermoplastics.
  • JIS K7210: Testing Method For Melt Flow Rate Of Thermoplastics.

Chất lượng thiết bị thí nghiệm đo chỉ số chảy:

(tham khảo thông số kỹ thuật Máy đo chỉ số MFI (chỉ số chảy) của nhựa QC-652S)

Để đảm bảo kết quả thử nghiệm chính xác, độ chính xác của thiết bị rất quan trọng, máy đo chỉ số MFI cần đặt các tiêu chí:

  • Kiểm tra độ chính xác: khuôn chảy – die, Khoang chứa mẫu – xylanh, sự chính xác quả tải – weigh load.
  • Độ dao động nhiệt độ trong xylanh: đây là chỉ số khá quan trọng bởi nó sẽ tạo ra sai số so với nhiệt độ cài đặt; hoặc ảnh hưởng đến độ đồng điều nhiệt trong khoang test, dẫn đến một số chỗ bị nóng quá, trong khi một số chỗ vẫn chưa đạt đến độ nóng chảy gây sai số kết quả đo.
  • Kiểm tra độ chính xác cắt mẫu của cắt: (điều này ảnh hưởng đến thời gian cắt mẫu – vì vậy liên quan trực tiếp đến kết quả đo. Khi thời gian cắt mẫu càng lâu thì chỉ số MFI càng tăng). 
  • Máy hỗ trợ phương pháp test nào ? Hiện nay có 2 phương pháp test như đã nói ở trên. Phương pháp khối lượng MFR phù hợp với cách kiểm tra lặp đi lặp lại cùng một loại mẫu. Còn khi khi test nhiều loại mẫu thường áp dụng phương pháp đo thể tích MVR. Ngoài ra MVR cũng thường được dùng để kiểm tra cho những loại nhựa có chỉ số chảy lớn đến rất lớn.
  • Ngoài ra một số yêu cầu khác cũng ảnh hưởng đến độ bền của máy như: Bộ điều khiển hiển thị kết quả, chất lượng khung máy… 

Như vậy:

Tùy vào tính chất, độ chính xác, độ ổn định của máy đo chỉ số MFI cũng như chế độ bảo hành, bảo trì của nhà cung cấp thiết bị mà giá cả của thiết bị khác nhau. Tùy vào mức độ yêu cầu và mức độ đầu tư mà Quý khác hàng có sự lựa chọn tốt nhất.

Tham khảo thêm: 

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Ms. Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Đồng hồ shore – Phương pháp xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

ĐỒNG HỒ SHORE – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CAO SU, NHỰA DẺO

Đồng hồ đo độ cứng shore – Phương pháp xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo (phương pháp ấn lõm) theo TCVN 1595-1 : 2007 và ISO 7619-1 : 2004

Nguồn: https://vanbanphapluat.co

 

Nguyên tắc và lựa chọn loại thiết bị đo độ cứng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ cứng ấn lõm (độ cứng Shore) của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo sử dụng thiết bị đo độ cứng với các thang chia sau đây:

  • Thang A đối với cao su trong dải độ cứng bình thường;
  • Thang D đối với cao su trong dải độ cứng cao;
  • Thang AO đối với cao su trong dải độ cứng thấp và cao su xốp;
  • Thang AM đối với mẫu thử cao su mỏng trong dải độ cứng bình thường.

Đo chiều sâu của mũi ấn khi ấn vào vật liệu trong điều kiện xác định.

Khi sử dụng thiết bị đo độ cứng, thang chia phải được chọn như sau.

  • Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại D: thang A.
  • Đối với các giá trị nhỏ hơn 20 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang AO.
  • Đối với các giá trị trên 90 với thiết bị đo độ cứng loại A: thang D
  • Đối với các mẫu thử mỏng (độ dày nhỏ hon 6 mm): thang AM.

Thiết bị, dụng cụ

Đồng hồ shore đo độ cứng trên nền nhựa, cao su (LD0551, LD0550); Tiêu chuẩn DIN 53505 ISO 868 ASTM D2240. Hãng: TQCsheen – Hà Lan

Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

Mẫu thử

Chiều dày

  • Đối với thiết bị đo độ cứng Shore A, D và AO, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 6 mm.
  • Đối với thiết bị đo độ cứng Shore AM, chiều dày của mẫu thử phải ít nhất 1,5 mm.

Bề mặt

  • Các kích thước khác của mẫu thử phải đủ để có thể đo cách cạnh bất kỳ ít nhất 12 mm đối với loại A và D, 15 mm đối với loại AO và 4,5 mm đối với loại AM.
  • Bề mặt của mẫu thử phải phẳng và song song trên một diện tích vừa đủ để cho mặt ép tiếp xúc với mẫu thử trong phạm vi bán kính ít nhất 6 mm từ mũi ấn đối với loại A và D, 9 mm đối với loại AO và 2,5 mm đối với loại AM.
  • Phép xác định độ cứng hợp thức bằng thiết bị đo độ cứng không thể thực hiện trên bề mặt cong, không bằng phẳng hoặc thô ráp. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị đo độ cứng trong một số ứng dụng đặc thù được thừa nhận, ví dụ ISO 7267-2 đối với phần xác định độ cứng của rulô bọc cao su. Trong các ứng dụng như vậy, các hạn chế của việc sử dụng thiết bị đo độ cứng phải được xác định rõ ràng.

Cách tiến hành

  • Đặt mẫu thử trên bề mặt phẳng, cứng. Áp mặt ép lên mẫu thử hoặc ngược lại, đảm bảo rằng mũi ấn vuông góc với bề mặt cao su. tốc độ tối đa phải là 3,2 mm/s.
  • Tạo ra một lực phù hợp giữa mặt ép và mẫu thử. Ghi nhận kết quả tại vị trí mặt ép tiếp xúc chắc chắn với mẫu thử. Thời gian thử chuẩn phải là 3 giây đối với cao su lưu hóa và 15 giây đối với cao su nhiệt dẻo.
  • Làm 5 phép đo độ cứng ở các vị trí khác nhau trên mẫu thử cách nhau ít nhất 6 mm đối với loại A, D và AO; cách nhau 0,8 mm đối với loại AM, và xác định giá trị trung bình

Hiệu chuẩn và kiểm tra

Thiết bị phải được điều chỉnh và hiệu chuẩn thường kỳ bằng cách sử dụng thiết bị thích hợp để đo lực và kích thước.

Xác định độ cứng cao su, nhựa dẻo

Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các phần sau:

Các chi tiết về mẫu

  • Mô tả đầy đủ về mẫu và nguồn gốc mẫu;
  • Các chi tiết về thành phần và điều kiện lưu hóa, nếu biết;
  • Mô tả về mẫu thử, bao gồm chiều dày và trong trường hợp mẫu thử nhiều lớp nêu số lượng của lớp;

Các chi tiết thử nghiệm

  • Nhiệt độ thử, độ ẩm tương đối khi độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm;
  • Loại thiết bị sử dụng;
  • Thời gian giữa sự chuẩn bị mẫu thử và phép đo độ cứng;
  • Sai khác bất kỳ với qui trình tiêu chuẩn;
  • Các chi tiết của qui trình không qui định trong tiêu chuẩn này, và việc xảy ra bất kỳ có ảnh hưởng đến kết quả;
  • Kết quả thử nghiệm – các giá trị riêng lẻ của độ cứng ấn lõm và khoảng thời gian mà sau đó từng giá trị đọc được ghi, nếu sai khác 3 giây, thì cộng giá trị giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất ở thang chia phù hợp;

Ngày, tháng thử nghiệm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!! 

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Contact Me on Zalo