Xác định độ bục bao bì (giấy, vải, carton)

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỤC BAO BÌ

(GIẤY, CARTON VÀ VẢI) THEO TIÊU CHUẨN ASTM D3786

1. Khái niệm về độ chịu bục (bursting strength)

Độ chịu bục hay còn gọi là độ nổ của bao bì giấy, carton là sức ép tối đa mà loại giấy hoặc carton có thể chịu được khi chịu lực tác động theo phương thẳng vuông góc với mặt phẳng ngang của tờ giấy. Theo đó, mỗi định lượng giấy carton khác nhau sẽ cho kết quả về mức độ chịu bục khác nhau.

1.1 Chỉ số độ chịu bục (burst index)

Độ chịu bục của giấy cho định lượng của nó được xác định theo ISO 536, tính bằng kilopascal.

1.2 Xác định độ bục bao bì: giấy, carton và vải

Độ bục bao bì là độ bền nổ của bao bì, thì có nhiều phương pháp kiểm tra tương ứng với những Tiêu chuẩn độ bục của giấy, vải, hoặc carton. Trong đó có thể kể đến:

– Phương pháp sử dụng màng ngăn và khí nén (Diaphragm Method, ASTM D3786, còn gọi là phương pháp Mullen Burst Tester ). Phương pháp này được thực hiện dựa vào sự hoạt động của bộ khí nén lên màng ngăn phí trên nhằm phá vỡ mẫu.

– Phương pháp xác định độ bục theo tiêu chuẩn ASTM D 6797 (Ball Burst Test): phương pháp này được thực hiên tương tự như phương pháp kiểm tra lực đâm thủng bao bì, chỉ thay phần đầu kiểm tra bằng viên bi thép.

Tiêu chuẩn xác định độ bục bao bì

Tiêu chuẩn xác định độ bục bao bì

2. Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bục bao bì

Trong phạm vi bài viết này, để xác định độ bục bao bì, chúng tôi chỉ thể hiện phương pháp sử dụng màng ngăn và khí nén.

2.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho thí nghiệm test độ cường độ nổ bao bì

Sử dụng thiết bị kiểm tra độ bục của Hãng Cometech – Đài Loan. Tùy theo tính chất từng mẫu mà người sử dụng có thể chọn thiết bị có thang đo phù hợp để xác định độ bục của sản phẩm

Máy đo độ chịu bục bao bì giấy, carton, vải

Thông số kỹ thuật của các model máy đo độ bục tương ứng với từng sản phẩm của carton, giấy và vải

Model QC-116 (Cho carton) QC-116A (giấy kraff) Dùng cho vải
Tốc độ điều áp 170 ± 15 ml/phút 95 ± 5 ml/phút 98 ± 4 ml/phút
Chỉ thị áp suất Màn hình cảm ứng D1
Công suất(kgf/cm²) 75 kgf/cm²
Đường kính kẹp

Mặt trên

Mặt dưới

 

31.5 ± 0.05mm

31.5 ± 0.05mm

 

30.5 ± 0.05mm

33.1 ± 0.05mm

 

30.5 ± 0.05mm

30.5 ± 0.05mm

Vị trí hộp số Tạo áp, Giữ, Quay về
Kích thước 53  ×  33 × 58 cm
Khối lượng 60 kg
Nguồn điện 1pha 110~240VAC,5A

2.2 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Mẫu được lấy trong thí nghiệm Bursting strength Test phải đảm bảo được tính đại diện cho toàn sản phẩm, không lấy phần mẫu có hình bóng nước, nhăn hoặc các khuyết tật khác nhìn thấy được.

Số lượng mẫu thử phụ thuộc vào các kết quả thử riêng rẽ được qui định cho các phép thử độ chịu bục của từng mặt khi tiếp xúc với màng ngăn.

2.3 Cách tiến hành xác định độ bục bao bì

Cách sử dụng máy đo độ bục QC-116

  • Chuẩn bị máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy đo có các khoảng áp lực đo để lựa chọn, thì phải lựa chọn khoảng áp lực phù hợp nhất bằng cách tiến hành đo trước một số mẫu thử tại khoảng áp lực cao nhất.
  • Điều chỉnh hệ thống kẹp sao cho có được áp lực kẹp đủ lớn nhưng không quá lớn để không làm trượt mẫu trong khi thử.
  • Nâng đĩa kẹp trên lên, đặt mẫu thử vào vị trí thử, kẹp chặt diện tích mẫu thử, sau đó tác dụng toàn bộ lực kẹp lên mẫu thử.
  • Để bộ phận đo áp lực ở vị trí 0 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng áp suất thủy lực lên mẫu cho tới khi mẫu thử bị bục. Kéo lại pittông cho đến khi màng ngăn thấp hơn mức đĩa kẹp. Ghi lại áp lực khi mẫu bị bục, chính xác đến 1 kilôpaskal. Tháo kẹp ra và chuẩn bị để thử tiếp. Bỏ các kết quả đo khi mẫu bị trượt trong khi thử (nhận biết được bằng các dấu hiệu có sự dịch chuyển của mẫu bên ngoài kẹp hoặc bằng các đường nhăn hình thành ở diện tích mẫu thử nằm trong đĩa kẹp), các mẫu thử bị hỏng do lực kẹp quá lớn hoặc các đĩa kẹp bị quay trong khi thử. Các kết quả không được chấp nhận khi mẫu bị hỏng (ví dụ như đứt ở vùng chu vi mẫu thử), mẫu thử bị phá hủy do lực kẹp cao quá hoặc kẹp bị quay trong khi kẹp.

2.4 Biểu thị kết quả và báo cáo thử nghiệm

Kết quả thí nghiệm xác định độ bục bao bì: thiết bị sẽ tự động tính toán kết quả độ bục của sản phẩm và hiển thị trên màn hình của thiết bị. Và dữ liệu thí nghiệm có thể được xuất thành file excel và sao chép dễ dàng. Người dùng không cần sử dụng các công thức tính độ bục của bao bì sản phẩm để tính toán lại kết quả.

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:

  • Viện dẫn tiêu chuẩn này;
  • Thời gian và địa điểm thử;
  • Các thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu thử;
  • Đặc điểm và loại máy đo sử dụng;
  • Điều kiện môi trường chuẩn để thử;
Kết quả xác định độ bục bao bì
Kết quả xác định độ bục bao bì

Tham khảo thêm:

Cấu hình và tính năng máy đo độ bục Đài Loan

Thông số kỹ thuật máy kiểm tra độ chịu bục Trung Quốc

Và một số thiết bị kiểm tra khác tại trang: https://thinghiembaobi.com/

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Ms. Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long

B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo